Tin tức

Thú vị với nghiên cứu về cách chọn nghề nghiệp của thế hệ Z

Anphabe – đơn vị tư vấn tiên phong tại châu Á về giải pháp nguồn nhân lực hạnh phúc và thương hiệu nhà tuyển dụng, vừa công bố kết quả khảo sát vô cùng thú vị về cách chọn nghề nghiệp của thế hệ Z. 

1. Thế hệ Z – Thế hệ của những con người độc lập, tự tin vào quan điểm cá nhân

Khác với thế hệ trước, thế hệ Z được đánh giá có những ưu điểm nổi bật, trong đó là sự độc lập tự tin và năng động. Các bạn trẻ tin tưởng vào quan điểm cá nhân của mình và đưa ra nhiều lập luận sắc bén để bảo vệ chính kiến.

 Thế hệ Z là những con người tài năng. 

Nếu thế hệ trước thường nghe theo lời gia đình, bạn bè trong quyết định chọn ngành nghề thì thế hệ Z lại hoàn toàn khác. Theo nghiên cứu có đến 81% các bạn trẻ thuộc thế hệ Z hiểu rõ về bản thân mình yêu thích gì, ghét gì, muốn làm gì. 

Và thật ngạc nhiên vì yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của thế hệ Z chủ yếu chỉ dựa vào sở thích và năng lực cá nhân. Vai trò của nhà trường, gia đình và nhà tuyển dụng trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp là rất thấp.  

2. Thế hệ Z có mong muốn nghề nghiệp rõ ràng

Có một sự thật mà các bậc phụ huynh nên chấp nhận chính là việc chọn nghề cho con vô cùng khó, con chấp nhận với vị trí mà cha mẹ đã “lo liệu” sẵn lại càng khó hơn. Những con người trẻ có mong muốn về nghề nghiệp rất rõ ràng, và vì thế nhiều doanh nghiệp không nằm trong danh sách lựa chọn của họ. Mức độ cạnh tranh tiềm kiếm người tài về cho doanh nghiệp cũng ngày càng khốc liệt. 

Người trẻ trong thời đại mới đam mê với startup, thích được tự do và hướng về các hoạt động xã hội; họ muốn lựa chọn những nghề nghiệp “vô cùng mở” sau khi tốt nghiệp, thậm chí ngay khi còn đi học. Có đến: 

– 34% người thế hệ Z đầu quân cho các startup để được tự do phát triển sáng tạo hoặc tự kinh doanh riêng. 

– 14% thích các hoạt động xã hội, làm việc trong các tổ chức phi lợi nhuận; thể hiện rõ khuynh hướng mong muốn trở thành các “nhà hoạt động xã hội tương lai”. 

– Và gần 10% các bạn trẻ làm công việc tự do. Và con số % này đang có xu hướng tăng lên. 

Cách chọn ngành nghề của thế hệ Z sẽ khiến phụ huynh, thế hệ trước bất ngờ. 

3. Thế hệ Z cởi mở với những nghề nghiệp không liên quan gì đến ngành học

Các bậc phụ huynh đầu tư tiền bạc, công sức vì muốn con học được ngành “ngon” trường tốt, ra trường tìm được việc ổn định lương cao. Thế nhưng, người trẻ thế hệ Z lại rất cởi mở với vô vàn nghề nghiệp không liên quan gì đến ngành nghề học. Họ sẵn sàng bỏ thời gian để tìm hiểu và thực hiện nghề mình lựa chọn. Vì thế doanh nghiệp, nhà tuyển dụng cũng “đau đầu” trong việc tuyển nhân sự, “đụng” phải vô vàn sự cạnh tranh tìm kiếm nhân tài mới. 

4. Với thế hệ Z: Internet là chân lý

Và với thế hệ Z rõ ràng Internet là “chân lý chói qua tim”, mọi thông tin tìm kiếm đều thực hiện trên thanh gõ google. Họ tương tác với nhau trên mạng hầu hết thời gian trong ngày, vì thế việc tra cứu bất kì thông tin gì họ đều “trông cậy” vào internet. Việc tìm kiếm thông tin về bất kì doanh nghiệp, công ty nào cũng được thông qua mạng là chủ yếu; sự tư vấn từ gia đình, bạn bè, anh chị chiếm % thấp.  

Các doanh nghiệp, công ty muốn tuyển được người tài trở nên khó khăn với các dòng thông tin đánh giá tốt – xấu tràn lan trên mạng xã hội. Các hoạt động kinh doanh không khéo trở thành phốt cản bước phát triển cực lớn về sau này cho các doanh nghiệp, việc tuyển nhân sự khó khăn hơn bao giờ hết. 

5. Hơn 40% sinh viên năm nhất đã tham gia nhiều hoạt động giao lưu doanh nghiệp

Bạn nghĩ sinh viên năm 3 bắt đầu với các chương trình thực tập tại doanh nghiệp? Thực tế những con người thế hệ Z đã làm điều đó từ năm nhất đại học, cao đẳng. Và đến hơn 40% thực hiện điều vừa nói trên. Sau các cuộc gặp gỡ nhà tuyển dụng, xây dựng trải nghiệm thì họ có nhiều đánh giá khách quan – chủ quan về các công ty. 

Thế hệ Z sớm đã có mối liên hệ với nhiều hoạt động doanh nghiệp ngoài thực tế. 

– Sinh viên nhóm ngành y dược, kiến trúc thiết kế và xây dựng đánh giá các công ty doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thiếu thốn cơ sở vật chất; hoạt động doanh nghiệp còn nhiều yếu kém trì trệ. 

– Sinh viên nhóm ngành điện – điện tử, viễn thông, nông – lâm – ngư nghiệp cho rằng hoạt động hỗ trợ từ một số doanh nghiệp nhiều nhưng chưa hiệu quả. 

– Số khác có cái nhìn trung lập giữa các ưu – khuyết điểm về hoạt động thực tế tại doanh nghiệp. 

6. Tuy vậy, dưới 50% người thế hệ Z đạt được các tiêu chí nhân lực từ doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp, công ty đưa ra khung tham chiếu các tiêu chí tuyển dụng nhân sự khác nhau, nhưng nhìn chung đều đảm bảo các yếu tố cốt lõi: kinh nghiệm, vị trí công việc trước đó, các kỹ năng cơ bản. Thực tế, dưới 50% người trẻ thế hệ Z tự tin có thể đáp ứng các tiêu chí của nhà tuyển dụng đưa ra. Số khác, họ chọn cách làm startup, làm việc tự do nên không quan tâm đến các tiêu chí tuyển dụng. 

7. Là con người tài năng nhưng thế hệ Z rất “mong manh dễ vỡ”

Không một ai có thể phủ nhận độ nhạy bén của thế hệ con người trẻ. Họ học hỏi, hiểu vấn đề rất nhanh; từ đó hoạch định các bước kế hoạch rõ ràng. Tuy vậy tuổi đời rất khó song hành với kinh nghiệm sống, vấn đề về thái độ của người trẻ tạo ra thách thức rất lớn với các nhà quản lý nhân sự. 

Thế hệ Z chọn startup ngày một nhiều hơn số người “làm công ăn lương”.

Thế hệ Z họ giỏi nhưng lại “ngại” nghe lời phê bình, vì điều đó mang đến cảm giác bị đánh giá thấp, coi thường. Một bộ phận người trẻ làm việc rất trách nhiệm nhưng không chịu được áp lực cao. Họ nhạy bén, thích nghi nhanh nhưng có phần ít thoải mái với sự thay đổi trong công việc; ứng biến liên tục với sự thay đổi trong công việc khiến họ có phần chán nản và tìm kiếm điều gì đó mới hơn, thú vị hơn.  

Nói tóm lại hiểu những thực tế trong tư duy lựa chọn nghề nghiệp của thế hệ Z sẽ giúp các nhà tuyển dụng có những chiến lược tốt hơn trong việc tuyển nhân sự. Riêng đối với các cá nhân thế hệ Z sẽ có những nhìn nhận đánh giá chính xác hơn, từ đó có những lựa chọn đúng đắn hơn trong việc chọn nghề nghiệp trong tương lai.

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Bệ phóng tương lai “CÙNG BTEC BƯỚC RA THẾ GIỚI” năm 2020 

Cơ hội săn học bổng và trở thành sinh viên quốc tế tại trường Cao đẳng Quốc tế BTEC FPT năm 2020 chính thức bắt đầu vào ngày 8/6/2020. Với số lượng lên đến 700 suất, giá trị học bổng trải dài từ 5% đến 70% học phí, suất cao nhất có giá trị đến hơn 90 triệu đồng, sẽ được khấu trừ trực tiếp vào các lần đóng học phí trong suốt quá trình học tập.
Tìm hiểu chi tiết về chương trình học bổng TẠI ĐÂY.

Hiện tại BTEC FPT đào tạo chương trình quốc tế với 3 chuyên ngành chính

– Quản trị kinh doanh quốc tế. 

– Thiết kế đồ họa quốc tế. 

– Công nghệ thông tin quốc tế.

Hotline: + Cơ sở Hà Nội: 098 1090 513

               + Cơ sở Đà Nẵng: 0236 730 9268 / 086 5509 709

               + Cơ sở Hồ Chí Minh: 028 7300 9268/ 093 1313 329


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn fptbtec.edu.vn như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!

Copyright © 2021 - 2024 | fptbtec.edu.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status